Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Tết Hàn Thực, cúng sao cho đúng ?

Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh".
Cứ đến ngày này, các gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôibánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng tổ tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm những người thân đã khuất trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được mọi người biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Ảnh hưởng văn hóa đó, ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, các nhà chỉ làm bánh trôi hoặc bánh chay để thay thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng tổ tiên, và có ít người có liên hệ đến Giới Tử Thôi và những kiêng kỵ khác.
Tết Hàn Thực, khấn sao cho đúng?
 
Bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn Thực
Vào 3/3 âm lịch hằng năm, nhà nhà lại chuẩn bị mâm lễ để cúng Tết Hàn Thực. Lễ cúng gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ. 

Theo sách Văn khấn nôm truyền thống, khi cúng gia tiên trong ngày Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức dưới đây:

Na mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: - Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần. 
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Hôm nay là ngày…
Gặp tiết Hàn Thực, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. 
Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. 
Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa. 
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. 
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. 
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giáng tâm thành thụ hưởng lễ vật. 
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. 
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. 

Cẩn cáo!

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Chợ Ninh Hiệp – Phụ nữ là “Trụ cột kinh tế”

Chợ Ninh Hiệp – Phụ nữ là “Trụ cột kinh tế”

Người xưa có câu: “Của chồng công vợ” nhưng ở Ninh Hiệp thì phải đọc ngược lại là “Của vợ công chồng”. Điều này được chứng thực qua hầu hết đấng mày râu trong làng, họ thừa nhận là phụ nữ làng mình rất đảm. Hằng ngày , họ ngược xuôi làm ăn buôn bán còn đàn ông thì ở nhà làm công việc bếp núc, nhà cửa và chăm lo con cái học hành.

Chợ Nành Ninh Hiệp

Ăn lên làm ra nhờ phụ nữ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khách thập phương đến xã Ninh Hiệp đều không khỏi ngỡ ngàng cơ man trên trời dưới đất là vải vóc quần áo. Dọc theo các đường chính của làng hay đi sâu vào trong chợ, đâu đâu người ta cũng thấy tập nập kẻ mua, người bán. Ở chợ Ninh Hiệp, chị em phụ nữ vẫn hay đùa với nhau : “ăn với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm”. Họ là những “trụ cột kinh tế ” của gia đình. Các năm trở lại đây thì giá trị sản xuất của địa bàn xã Ninh Hiệp luôn dẫn đầu huyện Gia Lâm. Trong số đó, phụ nữ đóng góp đến 90% thu nhập trong mỗi gia đình và địa phương.

Phụ nữ Ninh Hiệp đóng góp 90% thu nhập trong mỗi gia đình
Phụ nữ Ninh Hiệp giỏi giang do được thừa hưởng gen di truyền của các cụ để lại. Trước kia, xã Ninh Hiệp thuộc tổng Nành nằm bên dòng sông Thiên Đức có truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt lụa. Nơi đây cũng quê hương của Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tôn và hoàng hậu Lê Ngọc Hân tài sắc vẹn toàn, vợ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Cũng có một số ý kiến cho rằng khả năng buôn bán giỏi giang vốn là “thiên bẩm” của phụ nữ Ninh Hiệp. Các bé gái từ 10 tuổi đã được theo mẹ ra chợ phụ bán hàng, học hỏi công việc kinh doanh. Khi lớn lên 18, đôi mươi là đã đủ tài làm chủ những ki ốt hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng.

Hiện nay, bán buôn quần áo nam, quần áo nữ phát triển mạnh hơn vải vóc và việc lấy hàng xong về bán đều do một tay chị em phụ nữ đảm nhiệm. Vì vậy mà việc đi chợ nước ngoài như cơm bữa, chủ yếu là các chợ Quảng Châu, Chiết Giang (Trung Quốc). Nhiều chị em lặn lội sang tận Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, … để nhập hàng. Những hôm không đi chợ, họ lại dạy sớm bán hàng và đóng cửa khi trời đã tối. Xong bữa cơm với gia đình là lại quay vào sổ sách đến tận khuya mới nghỉ.

Đàn ông rửa bát, quét nhà


Vì đã có chị em phụ nữ làm “đầu tàu kinh tế” nên đàn ông ở nhà thay vợ quán xuyến các công việc bếp núc, chăm sóc con cái học hành, làm việc đồng áng và các công việc xã hội khác. Tuy vậy, đàn ông vẫn là những người làm chủ gia đình chứ không có chuyện chồng bị lép vế khi vợ hái ra tiền. Việc học hành của các con em cũng bị gián đoạn, hàng năm tỷ lệ đỗ vào các trường đại học cao đẳng đều tăng lên. Đó là công lao to lớn của cánh mày râu và đấy cũng chính là lý do người Ninh Hiệp vẫn thưởng bảo nhau “ của vợ công chồng“.